Viettel là tập đoàn viễn thông và công nghệ nhà nước lớn nhất Việt Nam. Thành lập vào năm 1989, Viettel hoạt động ở rất nhiều lĩnh vực như Viễn thông, Công
nghệ Số, Giao hàng, Thể thao, Giáo dục, Quân sự…. Viettel đã phủ sóng dịch vụ tại 10 thị trường nước ngoài khắp Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi, và được đánh
giá là một trong những công ty viễn thông có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới, thuộc Top 17 thương hiệu viễn thông giá trị nhất thế giới.
Trong quá trình hình thành và phát triển, Viettel đã trải qua 03 thời kỳ lịch sử đánh dấu những cột mốc chuyển đổi chính. 03 cột mốc chính đánh dấu sự chuyển đổi của tập đoàn
Chiến lược Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hiện tại của Viettel.
Viettel có quan niệm khá toàn diện về ĐMST. Theo đó ĐMST là quá trình mà ý tưởng mới được triển khai để tạo ra giá trị. Hoạt động ĐMST bao phủ nhiều cấp độ theo quy mô và tầm ảnh hưởng, từ hoạt động sáng kiến, đề tài đến mảng sáng chế, sở hữu trí tuệ, những dự án lớn đột phá về công nghệ, tạo ra mô hình kinh doanh mới, thay đổi mô hình tổ chức. ĐMST có mặt trong mọi đơn vị, mọi hoạt động, không chỉ trong mảng sản xuất kinh doanh, phát triển công nghệ mà cả những khối hành chính văn phòng. Theo đại diện của Viettel, “ĐMST là một yêu cầu bắt buộc. Nếu không có ĐMST các doanh nghiệp không thể tồn tại được. Sự phát triển của công nghệ đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn luôn thay đổi, khác biệt. Công nghệ phát triển sinh ra hàng loạt dịch vụ mới, doanh nghiệp mới. Không thay đổi, không khác biệt đồng nghĩa với việc tự đào thải. Tại Viettel, ĐMST đã trở thành một trong những giá trị cốt lõi của Viettel, đóng vai trò “sức sống” cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nghiên cứu phát triển, hoạch định chiến lược.”
Với tầm nhìn “Sáng tạo vì con người. Luôn sáng tạo để cuộc sống của con người ngày càng tốt hơn”, chiến lược xuyên suốt của Tập đoàn là tiên phong, chủ lực kiến tạo xã hội số. Do đó, Viettel sẽ luôn đi đầu thúc đẩy nghiên cứu, phát triển để làm chủ công nghệ lõi để thực hiện chiến lược ‘Make in Vietnam’ và chiến lược Chuyển đổi số Quốc gia”.
ĐMST theo quan điểm của Viettel gồm 2 khía cạnh là các ĐMST về công nghệ, phát minh và các ĐMST hình thành mô hình kinh doanh mới.
● ĐMST về công nghệ: Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tập đoàn đã tập trung nghiên cứu, chế tạo thiết bị trên nền tảng công nghệ mới và thực hiện chiến dịch chuyển đổi số mạnh mẽ nhằm góp phần kiến tạo xã hội số tại Việt Nam. Viettel đã làm chủ toàn bộ các thiết bị trong mạng lưới viễn thông của mình như ảo hóa toàn bộ thiết bị mạng lõi và ứng dụng công nghệ điều khiển mạng trên nền tảng Big Data, AI và thực tế ảo (VR), hay phát triển thành công 5G. Ngoài viễn thông, Viettel đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chế tạo thành công các thiết bị công nghệ cao như hệ thống quản lý vùng trời, trạm radar, máy bay không người lái, đưa Việt Nam trở thành quốc gia thứ 9 trên thế giới có khả năng sản xuất các thiết bị này.
● ĐMST về mô hình kinh doanh: Viettel đã có những bước chuyển đổi rất lớn về cấu trúc kinh doanh. Từ một doanh nghiệp viễn thông, Viettel đã trở thành một tập đoàn công nghệ với 4 lĩnh vực chính: Viễn thông (trong nước và nước ngoài, đầu tư và cho thuê hạ tầng); Giải pháp công nghệ thông tin và Dịch vụ số (Dịch vụ hạ tầng, giải pháp CNTT, an ninh mạng, không gian mạng, tài chính số, truyền thông và giải trí số); Nghiên cứu sản xuất Công nghiệp công nghệ cao (công nghiệp quốc phòng, dân sự); Chuyển phát, logistics và thương mại.
Văn hóa ĐMST ở Viettel
Quá trình thực hiện ĐMST của Viettel đã được tiến hành toàn diện trên nền tảng là xây dựng được một Văn hóa ĐMST thống nhất và quyết liệt trong tập đoàn. Vai trò trọng tâm của ĐMST trong văn hóa Viettel được thể hiện cụ thể qua những biểu hiện như:
● Tầm nhìn: “Sáng tạo vì con người. Luôn sáng tạo để cuộc sống của con người ngày càng tốt hơn.”
● Sáng tạo là một trong ba giá trị dẫn dắt của Tập đoàn
● Sáng tạo là một trong 8 giá trị cốt lõi trong văn hóa Viettel
Mạnh Hùng – P.QLCN&TTCN