Topica – startup giáo dục trực tuyến hàng đầu Đông Nam Á

TOPICA là một startup nổi bật ở thị trường Việt Nam. Năm 2018, doanh nghiệp 7 năm tuổi này đã khiến cả giới khởi nghiệp Việt Nam và cả Đông Nam Á phải nể trọng khi thành công gọi vốn tới 50 triệu USD từ Northstar Group. Tại thời điểm đó, đây là khoản rót vốn lớn nhất từ các quỹ đầu tư cho một startup giáo dục trực tuyến tại khu vực này.

Cái khó của việc có quá nhiều tiền: Phát triển nóng, chi tiêu hào phóng, nhìn đâu cũng thấy cơ hội

Bà Jenny Đặng – Giám đốc điều hành của TOPICA khu vực Singapore – Philippines và Thái Lan kiêm Thành viên Ban cố vấn SIHUB, chia sẻ trong Tọa đàm ‘Startup – Sống sót và tìm vốn’ rằng, TOPICA đã gặp rất nhiều thách thức sau khi thành công gọi được số vốn ‘khủng’ đó.

Chúng tôi đã ký hợp đồng sơ bộ với đối tác trước đó 1 năm, song không vì vậy mà mọi chuyện dễ dàng hơn. Lúc đó, TOPICA có khoảng 1.600 nhân sự, trong đó có team khoảng 100 người. Trong suốt 1 năm trước khi chúng tôi chính thức ký kết hợp đồng nhận vốn, chỉ làm việc với nhà đầu tư.

Gọi vốn 50 triệu USD khiến cả giới startup Đông Nam Á trầm trồ, TOPICA đã phát triển nóng, chi tiêu hào phóng, chỉ khi thấy tiền hao hụt quá nhanh mới nhìn lại sửa sai - Ảnh 1.

Bà Jenny Đặng – Giám đốc điều hành của TOPICA khu vực Singapore – Philippines và Thái Lan

Ví dụ như lúc đó tôi đang quản lý thị trường Thái Lan, tôi luôn phải để dữ liệu – data về hành chính – tài chính quanh mình, để khi nhà đầu tư hỏi có thể trả lời được ngay. Kể cả nếu đang ngủ, mà nhà đầu tư gọi điện hỏi, vẫn có thể bật dậy trả lời ngay lập tức. Nhà đầu tư có thể hỏi về 1 vấn đề bằng nhiều cách khác nhau, nếu mình trả lời bằng các con số khác nhau, sẽ ‘chết’ ngay.

Ngoài ra, chúng tôi cũng phân chia theo kiểu: người nào sẽ trả lời vấn đề nào, vì lúc đó chúng tôi có tới 4 sản phẩm và đang hoạt động trên 3 thị trường. Khi gọi vốn, chúng ta cần thỏa thuận với nhau chuyện đó trước. Vì trong suốt quá trình gọi vốn sẽ có rất nhiều vấn đề phát sinh, mà nếu chúng ta không phân công trước, rất dễ xảy ra tình trạng người này không biết nói vấn đề gì hoặc người kia nói quá trời vấn đề nhưng không có cái nào rành”, bà Jenny Đặng hồi tưởng.

Sau một thời gian ưu tiên củng cố doanh nghiệp mà chểnh mảng việc chạy thị trường, Ban lãnh đạo bắt đầu cảm thấy có gì đó không ổn, khi tiền hao hụt quá nhanh. Thế là chúng tôi bắt đầu siết lại nhân sự và tiêu chí phát triển dự án“, bà Jenny Đặng kể.

Các dự án chỉ được giao ngân sách vừa phải, gắn liền với sản phẩm nhằm tối ưu hóa chi phí, không đầu tư lan man. Và cũng do tổ hợp quá lớn, cần phải cắt giảm nhiều nhân sự. Khác với tưởng tượng, việc sa thải nhân sự lần này của TOPICA mang lại rất nhiều điểm tốt cho doanh nghiệp và cả người ra đi.

Sau khi rời TOPICA, không ít leader có nhiều năm cống hiến cho doanh nghiệp này đã quyết định khởi nghiệp và có những dự án rất ấn tượng, đóng góp lớn cho thị trường. Ngoài ra, không ít người đã bán lại sản phẩm team mình phát triển cho TOPICA trước khi ra đi, ví dụ như phần mềm chấm công bằng AI, phần mềm quản lý sales… Đột nhiên, việc họ ra đi còn cống hiến cho TOPICA nhiều hơn khi còn là nhân viên.

Bài học rút ra từ giai đoạn rối ren này là: lúc có nhiều tiền, các startup phải thật sự tỉnh táo khi quyết định tiêu nó như thế nào và ngoài chuyện đầu tư kiện toàn năng lực doanh nghiệp cần song song đầu tư vào việc phát triển thị trường, không được ‘nhất bên trọng, nhất bên khinh’.

Theo báo cáo khởi nghiệp của Nextrans, trong giai đoạn 2019-2023, thị trường startup giáo dục của Việt Nam tăng trưởng với tốc độ khoảng 20,2% và có khả năng đạt giá trị 3 tỷ USD vào năm 2023. Từng là một startup dẫn đầu tại Việt Nam, tham vọng với ngành giáo dục của Topica dường như chưa dừng lại. Theo nguồn tin từ DealStreetAsia, NativeX – một dự án của Topica đang gọi vốn từ quỹ Ansible và Northstar.

Theo giới thiệu, NativeX là nền tảng học tiếng Anh trực tuyến được tối ưu dành riêng cho người đi làm, và được bảo chứng bởi hai nhà xuất bản giáo dục lớn trên thế giới là Macmillan Education và National Geographic Learning.
Phía NativeX cho hay, chất lượng giảng dạy của nền tảng này dựa trên kết quả đầu ra của học viên chỉ sau 48 buổi học. Chương trình học tiếng Anh cho người đi làm được cá nhân hóa cho từng học viên với đa dạng cấp độ, từ mất gốc đến nâng cao. Mô hình NativeX giúp người đi làm rút ngắn một nửa thời gian học. Tuy nhiên vẫn đảm bảo được chất lượng đầu ra, người học hiểu sâu và nhớ kiến thức lâu hơn gấp 5 lần.
Trước NativeX, Topica từng công bố đầu tư 3,5 triệu USD để phát triển nền tảng học tiếng Anh dành cho trẻ em Kidtopi. Đây là một trong những kế hoạch sử dụng nguồn vốn đầu tư mà Topica nhận được từ các nhà đầu tư đến từ Mỹ và khu vực Đông Nam Á.

Mạnh Hùng-P.QLCN&TTCN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *