Mối quan hệ giữa nhà đầu tư và doanh nghiệp được đánh giá là mối quan hệ cộng sinh, được xây dựng dựa trên cả lý trí lẫn tình cảm. Hiểu được tầm quan trọng của nhà đầu tư giúp các doanh nghiệp tìm được những nhà đầu tư phù hợp và duy trì được mối quan hệ tốt nhằm giảm thiểu rủi rõ, giúp cho doanh nghiệp phát triển hơn nữa trong tương lại, đặc biệt trong bối cảnh thị trường nhiều biến động, khó khăn như hiện nay.
1.Mục tiêu của nhà đầu tư.
Mỗi nhà đầu tư sẽ có một mục tiêu đầu tư khác nhau. Các nhà đầu tư thiên thần thường là những doanh nhân thành đạt, họ đầu tư vốn sở hữu cá nhân vào giai đoạn hạt giống, bởi họ tin tưởng vào ý tưởng, giải pháp và sản phẩm của một công ty khởi nghiệp mới thành lập. Mục đích của nhà đầu tư thiên thần không phải là kiếm tiền, mà thực chất, họ muốn làm việc trực tiếp cũng như chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm với các doanh nhân trẻ. Ngoài ra, họ cũng muốn trực tiếp tìm hiểu các công nghệ và thị trường mới để đầ tư một cách chiến lược vào các đối tác tiềm năng.
Các nhà đầu tư thiên thần có xu hướng tiếp cần với các công ty khởi nghiệp có sản phẩm nổi bật, dịch vụ vượt trội, có lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ, đội ngũ quản trị tài năng và thị trường tiềm năng mở rộng lớn, đồng thời, định vị công ty của mình để tồn tại và phát triển trong bối cảnh các thị trường thay đổi nhanh chóng. Họ cũng mang lại giá trị kết nối tuyệt vời giữa khách hàng và đối tác chuyên môn trong ngành. Việc một công ty khởi nghiệp bị công ty mẹ mua lại khi hợp tác với một nhà đầu tư mạo hiểm không phải là hiếm gặp.
Các nhà đầu tư mạo hiểm là những nhà đầu tư có định hướng tài chính chiến lược nhất. Những người này thường muốn chứng minh quỹ hiện tại của họ đạt được lợi nhuận cao để huy động quỹ tiếp theo. Họ quan tâm đến các doanh nghiệp mà họ đánh giá là có tiềm năng tăng trưởng mạnh ở các thị trường tỷ USD có thể đạt được mức thoái vốn lên tới hàng trăm triệu USD. Các nhà đầu tư loại này cũng thường cấp vốn cho các dự án khởi nghiệp hoặc các công ty nhỏ đang có nhu cầu mở rộng quy mô, thậm chí, sẵn sàng rủi ro để có thể kiếm được lợi nhuận lớn nếu dự án khởi nghiệp thành công và ngược lại.
Nắm được những khía cạnh này là điều cần thiết để phát triển mối quan hệ lành mạnh giữa nhà đầu tư và doanh nghiệp. Mỗi một doanh nghiệp sẽ đưa ra những quyết định lựa chọn loại hình đầu tư nào vào nhà cung cấp có thể phù hợp với tình hình và kế hoạch riêng của họ.
2. Quyền lực
Bên cạnh niềm tin, quyền lực cũng luôn được xem là một yếu tố quan trọng trong mối quan hệ giữa nhà đầu tư và doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong giai đoạn chuyển tiếp, quyền lực thường thuộc về bên có nhiều thông tin hơn.
Một mối quan hệ bền vững và dài lâu được duy trì khi và chỉ khi một bên không lạm dụng quyền lực của mình để nắm thế thương phong đối với bên còn lại. Khi doanh nghiệp có khả năng tồn tại, tăng trưởng và có tiềm lực tài chính vững vàng, thì dần dần những người sáng lập sẽ nắm trong tay nhiều quyền lực hơn. Đây cũng chính là điều các nhà đầu tư mong muốn, vì điều đó có nghĩa là họ có thể rời khỏi công ty bất cứ lúc nào họ muốn. Một trong những hình thức lạm dụng quyền lực thường thấy là việc thay thế nhà sáng lập bởi các nhà đầu tư. Có thể kể đến ví dụ điển hình và nổi tiếng nhất, đó là Steve Jobs, người đồng sáng lập của Apple, bị buộc phải rời khỏi công ty vào năm 1985 khiến công ty bị tổn hại.
Vốn đầu tư mạo hiểm không dành cho tất cả mọi người. Có rất nhiều cách khách nhau để tài trợ cho một doanh nghiệp mới khởi nghiệp và những người sáng lập thông minh nên nhận thức được những ưu và nhược điểm của nhiều hình thức tài chính khởi nghiệp khác nhau. Các nhà đầu tư thiên thần, vốn đầu tư mạo hiểm của công ty, trợ cấp của Chính phủ, huy động vốn cộng đồng và thậm chí cả các khoản vay cho doanh nghiệp nhỏ đều có thể là một phần trong giải pháp đầu tư của người sáng lập. Tuy nhiên, nền tảng của mối quan hệ nhà đầu tư – người sáng lập lành mạnh chính là sự tin tưởng. Sự tin tưởng đòi hỏi sự hiểu biết về bản thân cũng như sự thẩm định về lợi ích của đối tác, đòi hỏi cam két giao tiếp nhất quán và giữ chữ tín. Cuối cùng, theo nghĩa nào đó, mối quan hệ giữa nhà đầu tư và người sáng lập có thể được ví như một cuộc hôn nhân với tất cả sự nghiêm túc mà cam kết giữa các bên đòi hỏi, vì vậy, các nhà đầu tư hay người sáng lập hãy chọn cho mình một “người bạn đời” một cách khôn ngoan.
Mạnh Hùng – P.QLCN&TTCN (Tổng hợp)