Qualcomm là tập đoàn công nghệ toàn cầu tiên phong trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ di động. Được thành lập năm 1985 tại Mỹ, Qualcomm đóng vai trò then chốt trong việc định hình sự phát triển của các mạng di động (từ CDMA đến 4G và nay là 5G) và phát triển bộ xử lý Snapdragon – nền tảng cho nhiều thiết bị công nghệ.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Qualcomm đã liên tục phát minh, cải tiến tạo ra những sản phẩm đột phá định hình cả ngành công nghiệp viễn thông và công nghệ di động. Lịch sử đổi mới sáng tạo của Qualcomm đã truyền cảm hứng cho nhiều doanh nghiệp công nghệ và là một trong những case study điển hình cho hoạt động nghiên cứu và phát triển các sản phẩm đột phá. Trong đó, quá trình phát triển công nghệ 5G là một hành trình Đổi mới sáng tạo đột phá nổi bật nhất:
Hình ảnh quá trình phát triển công nghệ 5G
Một trong những chiến lược cho hoạt động Đổi mới sáng tạo có định hướng của Qualcomm là đầu tư dài hạn vào sự phát triển của cả Hệ sinh thái bao gồm việc đầu tư vào các tài năng Khoa học Công nghệ (STEM), các trường Đại học, công ty khởi nghiệp, các hoạt động với chính phủ và với các nhà sáng chế nhằm liên kế các nguồn tài nguyên tri thức, thông tin và công nghệ. Hệ sinh thái này mở rộng trên phạm vi toàn cầu và tác động tích cực sự phát triển khoa học – công nghệ của nhiều quốc gia và chủ thể.
Các chủ thể trong Hệ sinh thái Đổi mới sáng tạo Mở của Qualcomm
Dự án Hợp tác Đổi mới sáng tạo nổi bật: Qualcomm Vietnam Innovation Challenge là cuộc thi thử thách Đổi mới sáng tạo do Qualcomm hợp tác với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức nhằm tìm kiếm và hỗ trợ các startup xuất sắc trong lĩnh vực công nghệ như 5G, IoT, trí tuệ nhân tạo, thành phố thông minh, thiết bị di động và đa phương tiện. Kể từ năm 2019, thông qua cuộc thi, Qualcomm đã hỗ trợ các startup Việt Nam các gói hỗ trợ về kinh doanh, kỹ thuật, sở hữu trí tuệ và hướng dẫn nộp hồ sơ cấp bằng sáng chế. Cuộc thi có mục tiêu hỗ trợ nâng cao hệ sinh thái công nghệ Việt Nam, giúp sản phẩm “Made in Vietnam” phù hợp với tiêu chuẩn Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư.
Mạnh Hùng – P.QLCN&TTCN