Hàn Quốc hướng tới trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo quy mô toàn cầu

Hàn Quốc được đánh giá là một trong mười quốc gia có hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo sôi động nhất thế giới. Đây là quốc gia châu Á có hệ sinh thái khởi nghiệp sôi động, phát triển mạnh mẽ với 20,1 nghìn công ty khởi nghiệp cùng 4 thành phố lọt vào top 1000 thành phố có chỉ số có chỉ số hệ sinh thái khởi nghiệp cao nhất trên toàn cầu, đứng thứ 20 trong số 67 nước về năng lực cạnh tranh toàn cầu.

Tổng quan về hệ sinh thái KNĐMST Hàn Quốc

Hàn Quốc đang trên đà trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo ở quy mô toàn cầu. Hệ sinh thái đổi mới của đất nuớc vuợt trội về mọi chỉ số và đang tiệm cận quy mô của các quốc gia như Ðức và Pháp. Chỉ trong thời gian ngắn, Hàn Quốc chứng kiến sự tăng truởng theo cấp số nhân ở số luợng công ty khởi nghiệp, sự phát triển về chất của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.

Hiện nay, các công ty khởi nghiệp chủ yếu tập trung vào truyền thông di động, thương mại điện tử, internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, rô bốt, thực tế tăng cường và thực tế ảo. Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO công bố Báo cáo chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu GII ngày 27/9/2023, xếp Hàn Quốc đứng thứ 10/132 nền kinh tế quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới và cũng đứng thứ 10 trong nhóm 50 nền kinh tế có thu nhập cao.

Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Hàn Quốc trong năm 2023 đã tăng 7,5% so với năm trước đó, đạt mức cao nhất từ trước đến nay là 32,7 tỷ USD, nhờ hiệu quả mạnh mẽ của lĩnh vực sản xuất chip, pin và vận tải. Cũng trong năm 2023, khoản đầu tu của các quỹ đầu tu mạo hiểm (VC) đạt 8,4 tỷ USD,với việc các nhà đầu tu và chính phủ Hàn Quốc thành lập quỹ đầu tu mạo hiểm trị giá 6,2 tỷ USD cho các công ty khởi nghiệp địa phương vào năm 2025. Quỹ Tầm nhìn Seoul 2030 dành riêng cho việc hỗ trợ tăng trưởng khởi nghiệp toàn cầu trị giá 4,22 tỷ USD.

Ngoài ra, Hàn Quốc đang rất thành công trong việc thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, với bề dày thành tích trong việc xây dựng các tập đoàn toàn cầu và kỳ lân công nghệ. Lợi thế của quốc gia này nằm ở lĩnh vực kỹ thuật phần cứng mạnh, đuợc dẫn dắt bởi những gã khổng lồ công nghệ là Samsung và LG. Những công ty này không chỉ thống trị lĩnh vực sản xuất mà còn cung cấp đầu tu và hỗ trợ cho các công ty khởi địa phương. Cam kết của Samsung trong thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo đuợc thể hiện rõ trong kế hoạch thành lập vuờn uơm khởi nghiệp AI và xây dựng khu phức hợp bán dẫn mới ở Hàn Quốc. Hơn nữa, các ông lớn công nghệ nhu Google và Facebook cũng nhận ra tiềm năng khởi nghiệp của Hàn Quốc, thiết lập các sáng kiến nhu Google Campus và Innovation Lab Korea để thúc đẩy hơn nữa hoạt động đổi mới.

Mặc dù văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong khuyến khích các doanh nhân tiềm năng hướng tới ưu tiên việc làm truyền thống, chính phủ Hàn Quốc vẫn thực hiện Kế hoạch khởi nghiệp toàn diện Hàn Quốc nhằm khuyến khích tinh thần kinh doanh và thu hút sự đầu tu của các công ty khởi nghiệp toàn cầu. Kế hoạch này nhằm mục đích tạo ra 5 kỳ lân mới vào năm 2027 cũng nhu cung cấp hỗ trợ cho các công ty khởi nghiệp Hàn Quốc mong muốn mở rộng quy mô trên toàn cầu. Đặc biệt, Sáng kiến Khởi nghiệp Cơ hội thứ hai của chính phủ được thiết lập nhằm giảm thiểu chi phí trong trường hợp doanh nghiệp phá sản và cung cấp các cơ chế pháp lý để giảm thiểu rủi ro pháp lý.Với giá trị hàng tỷ USD được Quỹ Hàn Quốc quản lý cũng nhu các quỹ dành riêng cho các công ty khởi nghiệp về lĩnh vực không gian, Hàn Quốc đã khắng định được mình là điểm đến hàng đầu cho các công ty khởi nghiệp.

Nền sinh thái khởi nghiệp nổi bật của Hàn Quốc thu hút sực chú ý toàn cầu từ các nhà đầu tu, chuơng trình tăng tốc và các trung tâm nuôi dưỡng khởi nghiệp từ khắp nơi trên thế giới.Nhằm hỗ trợ, khuyến khích phát triển khởi nghiệp, chính phủ Hàn Quốc đã triển khai nhiều chính sách, trong đó có việc đơn giản hóa quy định về chính sách cho các công ty khởi nghiệp và doanh nhân nước ngoài. Hàn Quốc cũng khuyến khích thành lập các doanh nghiệp nuớc ngoài thông qua triển khai các chuơng trình nhu Visa OASI Shay Visa “du mục kỹ thuật số” nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho họ nhập cảnh và cu trú. Bên cạnh đó, chính phủ Hàn Quốc cũng tích cực hỗ trợ các startup thông qua các chương trình nhu K-Startup Grand Challenge nhằm thúc đẩy hạ tầng và tạo môi truờng thuận lợi cho các startup.K-Startup Challenge cung cấp các chuơng trình tăng tốc cho các công ty khởi nghiệp nuớc ngoài, trong khi cam kết của chính phủ đối với phát triển hệ sinh thái đuợc chứng minh thông qua việc thành lập các quỹ toàn cầu trị giá hàng tỷ USD để thu hút các nhà đầu tu. Các trung tâm khởi nghiệp lớn, phát triển mạnh ở Seoul và Busan nhận đuợc sự hỗ trợ của chính quyền và các tổ chức địa phuơng và đã đuợc quốc tế công nhận.

Những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái nghiệp đổi mới sáng tạo Hàn Quốc

Các doanh nghiệp mạnh mẽ và gắn kết

Có lẽ lợi thế lớn nhất của Hàn Quốc chính là sự thống trị của một số tập đoàn khổng lồ, hầu hết đều thuộc sở hữu và do gia đình điều hành (chaebol). Trên thực tế, chỉ riêng ba tập đoàn đứng đầu là Samsung, LG và Hyundai đã chiếm 66% nền kinh tế Hàn Quốc. Những công ty này, được nhận không ít uu tiên và hỗ trợ từ các khoản vay lãi suất thấp của chính phủ khi mới thành lập, giúp định hình, thúc đẩy kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng nhanh chóng, đồng thời, đua đất nuớc này trở thành cuờng quốc về công nghệ tiêu dùng, sản xuất và kỹ thuật phần cứng. Các doanh nghiệp lớn không chỉ cung cấp hệ sinh thái nghiên cứu và phát triển (R&D) cho công nghệ mà còn là nơi đào tạo cho nhiều sinh viên trẻ Hàn Quốc tốt nghiệp.

Những doanh nhân tài năng là những người có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tu nhân truớc khi thành lập doanh nghiệp riêng của mình và những tập đoàn này cung cấp cho họ nền tảng để thực hiện điều này. Ngoài ra, các công ty này cũng đóng vai trò tích cực của những chủ thể liên quan trong hệ sinh thái khởi nghiệp của đất nuớc, cung cấp các khoản đầu tư và hỗ trợ.

Văn hóa R&D giáo dục

Theo Ngân hàng Thế giới, Hàn Quốc chi khoảng 5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho R&D, trở thành quốc gia chi tiêu lớn thứ năm cho R&D trên thế giới sau Mỹ , Trung Quốc, Nhật Bản và Ðức. Với mức đầu tu này , Hàn Quốc phát triển một hệ sinh thái công nghệ sâu mạnh mẽ, đậc biệt là trong các lĩnh vực nhu AI và công nghệ sinh học. Chi tiêu cho R&D xét theo khu vực ở mức cực kỳ thấp, hầu hết các quốc gia ở khu vực Trung Ðông – Bắc Phi (Mena) chi ít hơn 1% GDP cho lĩnh vực này.

Sự hỗ trợ mạnh mẽ cúa chính phú

Các doanh nghiệp khởi nghiệp đang đóng vai trò tiên phong chủ chốt trong thời đại chuyển đổi hiện nay và là động lực tăng truởng mới của Hàn Quốc. Chỉ xét riêng giá trị xuất khẩu của các công ty khởi nghiệp trong năm 2023 đã là 3.300 tỷ won (2,4 tỷ USD), tăng trưởng gấp 9 lần so với 6 năm truớc.

Trong khi đó, chính phủ được xem là nhân tố thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong nước thông quan nhiều chính sách , sáng kiến. Không muốn phụ thuộc quá nhiều vào các tập đoàn khổng lồ, từ năm 2013, chính phủ Hàn Quốc đã đầu tu hàng tỷ USD vào các công ty khởi nghiệp và doanh nghiệp nhỏ qua các một số hình thức nhu các khoản hỗ trợ, uu đãi thuế hay vay tín

Đặc biệt, chính phủ Hàn Quốc cũng đã công bố kế hoạch tập trung nuôi dưỡng, hỗ trợ 1.000 công ty khởi nghiệp trong 10 ngành công nghiệp trọng điểm và công nghệ mới nhu chip, trí tuệ nhân tạo (AI), hàng không vũ trụ để các doanh nghiệp này vươn lên dẫn đầu thị trường thế giới. Ðể đạt được mục tiêu này, chính phủ Hàn Quốc sẽ dốc toàn nguồn lực nhằm giúp các công ty khởi nghiệp tăng trưởng thành doanh nghiệp kỳ lân có giá trị doanh nghiệp đạt trên 1 tỷ USD.

Mạnh Hùng – P.QLCN&TTCN

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *