Dự án vật dụng an toàn (StrawSafe)

Dự án “StrawSafe (vật dụng an toàn)” của nhóm tác giả Nguyễn Thị Ngọc Lan, Hoàng Minh Thi, Phan Thành Trung đến từ trường THPT Xuân Trường C, là một giải pháp hỗ trợ cho môi trường bền vững hơn. Đây là một trong những dự án xuất sắc lọt vào vòng bán kết của Cuộc thi “Tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Thành Nam 2024”. 

Ý tưởng của dự án: Nguồn tài nguyên rơm, rạ để tách chiết xelulozo và vỏ tôm, vỏ cua là nguồn nguyên liệu chính để tách chiết chitosan từ đó sản xuất các vật dụng đựng thức ăn bằng giấy phủ chất chống thấm chitosan. Sản phẩm thay thế đồ nhựa, qua đó nhận thấy sự thay đổi tiêu cực của môi trường do rác thải nhựa gây ra vì thế nên nhóm dự án muốn góp phần để chung tay bảo vệ môi trường qua dự án của mình.

Tổng quát về dự án:

Ngày nay, Trái Đất đang nóng dần lên gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống con người và là một mối đe dọa, một bài toán mà chúng ta cần giải đáp. Nguyên nhân của hiện tượng này một phần không thể không nhắc đến chính là tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông bừa bãi. Bao bì ni lông có nhiều tác hại to lớn. Đầu tiên, vật dụng bằng nhựa, bao bì ni lông khó phân hủy gây ảnh hưởng đến môi trường đất, ngoài ra rác thải có trong bao ni lông gây ô nhiễm không khí. Bên cạnh đó, việc sử dụng vật liệu nhựa và bao bì ni lông còn ảnh hưởng đến sức khỏe của con người vì trong bao bì ni lông có nhiều chất hóa học không tốt. Ngoài ra, việc có quá nhiều rác thải từ vật liệu nhựa bao bì ni lông gây mất mĩ quan thiên nhiên. Bao ni lông mất nhiều năm để có thể phân hủy hết nên trước hết nó gây ô nhiễm môi trường, tạo ra các hạt vi nhựa làm ảnh hưởng đến đời sông của sinh vật và con người, việc chôn bao ni lông xuống đất gây ảnh hưởng và xói mòn độ phì nhiêu của đất khiến đất bạc màu và cằn cỗi. Còn việc đốt hoặc xử lí bao ni lông dù bằng bất kì cách nào cũng gây ô nhiễm nặng nề đến môi trường, ảnh hưởng đến những thế hệ sau này.

Hình ảnh đốt xử lý túi nilon

Trong những lúc cao điểm của mùa gặt tại các tỉnh miền Bắc, phần lớn rơm, rạ sau thu hoạch được bà con xử lý bằng cách đốt, có nơi lên đến 90%. Khắp các ngả đường từ làng quê đến thành phố, cứ vào khoảng 4 – 5 giờ chiều lại được bao trùm bằng khói bụi do người dân tranh thủ đốt rơm rạ sau vụ thu hoạch. Khói bụi, đặc biệt là thời điểm này trùng với những ngày nắng nóng oi bức ở miền Bắc đã khiến cho không khí càng ngột ngạt hơn.

Hình ảnh đốt rơm rạ gây ô nhiễm môi trường

Các vẫn đề mà dự án đã giải quyết:

– Giảm ô nhiễm nhựa: Các vật dụng bằng nhựa và Túi nylon, được sử dụng phổ biến, gây ra nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường. Chúng khó phân hủy và tạo ra lượng lớn rác thải nhựa, gây ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái và đại dương.
+ Tận dụng nguồn tài nguyên địa phương: Rơm rạ là một phụ phẩm nông nghiệp phong phú và thường bị bỏ qua. Việc sử dụng rơm rạ không chỉ giảm lượng chất thải mà còn tạo giá trị gia tăng từ nguồn tài nguyên sẵn có. Bảo vệ sức khỏe con người.
+ Vật liệu an toàn: Rơm rạ và chitosan là những vật liệu tự nhiên và an toàn cho sức khỏe. Chitosan có đặc tính chống vi khuẩn, làm cho sản phẩm có khả năng chống ô nhiễm và bảo vệ thực phẩm tốt hơn so với nhựa.
– Sử dụng tài nguyên tái chế: Sử dụng rơm rạ và vỏ tôm cua để tạo túi giấy chống thấm mang lại lợi ích về sử dụng tài nguyên tái chế. Rơm rạ là nguyên liệu chính dễ dàng tìm thấy và có thể được tái chế và sử dụng lại sau mỗi vụ mùa và vỏ tôm cua chính là nguyên liệu tái chế từ được lấy từ các nhà hàng và là nguyên liệu chính để chiết suất ra chitosan để chống thấm cho túi giấy.
– Phân hủy tự nhiên: Túi giấy chống thấm từ rơm rạ có khả năng phân hủy tự nhiên nhanh chóng. Điều này giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, vì rơm rạ là nguồn gốc tự nhiên và dễ phân hủy hơn là túi nylon

– Giảm ô nhiễm không khí và ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người: Quá trình đốt rơm gây ra sự giải phóng khí thải độc hại và chất ô nhiễm vào không khí.

Các khí như khí CO2, CO, NOx và SOx được phát thải trong quá trình đốt cháy rơm, góp phần vào tình trạng ô nhiễm không khí và gây ảnh hưởng đến chất lượng không khí trong khu vực gần đó. Không những thế nó còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người dân xung quanh khu vực ruộng đồng đốt rơm rạ.

Sản phẩm túi giấy thay thế túi nilong của nhóm dự án đến từ trường THPT Xuân Trường C

Sản phẩm có khả năng chống thấm nước, thân thiện với môi trường và có thời gian phân huỷ nhanh hơn nhiều lần hộp nhựa có mặt trên thị trường. Đặc biệt là không gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời nó còn giảm thiểu được tình trạng lãng phí tài nguyên đang xảy ra tại các vùng nông thôn và hiện tượng băng tan ở hai cực do hiện tượng nóng lên toàn gây ra.

Tài Minh – P.QLCN&TTCN

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *