Các phương pháp tư duy sáng tạo

Có khá nhiều phương pháp tư duy sáng tạo đã được các nhà khoa học cụ thể hóa và đúc kết lại. Có thể liệt kê ra một số phương pháp được sử dụng khá phổ biến như sau:
1. Phương pháp Đối tượng tiêu điểm

Phương pháp này được giáo sư trường đại học Berlin F. Kunze đưa ra những năm 1926, với tên gọi ban đầu là phương pháp danh mục (catalogue), và được nhà khoa học Hoa Kỳ C. Whiting hoàn thiện. Phương pháp đối tượng tiêu điểm là một phương pháp tích cực hóa tư duy trong khoa học sáng tạo.Ý tưởng của phương pháp là cải tiến đối tượng ta nghiên cứu cải tiến (được gọi là đối tượng tiêu điểm),bằng cách “lai hóa”, chuyển giao những tính chất, chức năng của những đối tượng ngẫu nhiên khác vào đối tượng cần cải tiến. Các bước tiến hành phương pháp này bao gồm:
• Bước 1: Chọn đối tượng tiêu điểm cần cải tiến;
• Bước 2: Chọn 3,4 đối tượng ngẫu nhiên;
• Bước 3: Liệt kê vài đặc điểm về đối tượng được chọn;
• Bước 4: Kết hợp các đặc điểm của đối tượng được chọn với đối tượng tiêu
điểm;
• Bước 5: Chọn lọc sự kết hợp khả thi từ các ý tưởng có ở bước 4.
Ví dụ: Một công ty sản xuất điện thoại di động cần sáng tạo sản phẩm điện thoại mới từ điện thoại với 3 chức năng cơ bản nghe, nói, nhắn tin. Áp dụng theo phương pháp “Lựa chọn đối tượng tiêu điểm” ta có:
• Bước 1: Chọn sản phẩm điện thoại di động;
• Bước 2: Chọn 3 đồ vật ngẫu nhiên:
Ví dụ: a. Máy tính, b. Bông hồng, c. Đồng hồ
• Bước 3: Phân tích đặc điểm đối tượng: Máy tính Bông hồng Đồng hồ Kết nối internet Thơm Dạ quang Trò chơi Nhiều màu sắc Đeo tay Nghe nhạc Hương thơm Mạ vàng Đồ họa Trang trí Hình tròn Chạy Window Không ngấm nước Có kim
• Bước 4: Kết nối các ý tưởng trong bảng với Điện thoại đang có, có thể thu được kết quả: Điện thoại hình dáng bông hoa; Điện thoại tỏa mùi hương; Điện thoại chạy phần mền Window; Điện thoại kết nối Internet; Điện thoại thay đổi màu sắc; điện thoại có dạ quang; điện thoại đeo tay…
• Bước 5: Lựa chọn một vài ý tưởng phù hợp nhất trong các ý tưởng ở bước 4 để phát triển sản phẩm.

2. Phương pháp Tư duy hệ thống


Nhân loại đã thành công qua thời gian trong việc phát triển tri thức, giải quyết vấn đề bằng phương pháp phân tích để hiểu vấn đề. Phương pháp này thường nghiên cứu từng phần riêng lẻ rồi rút ra kết luận về cái toàn thể. Đó là cách tư duy tuyến tính. Cách tư duy tuyến tính này đang ngày một trở nên không hiệu quả khi áp dụng cho các vấn đề hiện đại.Điều này là vì hầu hết các vấn đề ngày nay đều có tương quan với nhau theo cách không tuân theo quy luật tuyến tính. Phương thức để giải quyết các vấn đề hiện đại phải là cách tư duy hữu cơ và phi tuyến, thường được đề cập đến như là phương pháp tư duy hệ thống.
Cách tiếp cận tư duy hệ thống về cơ bản khác với cách tiếp cận phân tích truyền thống. Đặc điểm chủ yếu của phương pháp tư duy hệ thống là ở cách nhìn toàn thể và do cách nhìn toàn thể mà thấy được những thuộc tính tương tác của hệ thống. Các thuộc tính tương tác là của toàn thể mà từng thành phần không thể có.
Điều này đôi khi làm này sinh những kết luận khác biệt đáng lưu ý so với kết luận do cách phân tích truyền thống đem lại. Đặc trưng của tư duy hệ thống làm cho nó rất có hiệu quả trong hầu hết các kiểu vấn đề khó giải quyết nhất, nhất là những vấn
đề bao gồm các yếu tố phức tạp, những vấn đề phụ thuộc rất nhiều vào quá khứ hay hành động của các yếu tố khác và những hành động bắt nguồn từ sự phối hợp không hiệu quả giữa những yếu tố cấu thành.
3. Phương pháp Thử và Sai (Trial & Error)


Nghiên cứu và làm các thí nghiệm về tư duy sáng tạo, các nhà tâm lý nhận thấy, phẩn lớn mọi người khi có vấn đề thường nghĩ ngay đến việc áp dụng các ý tưởng sẵn có trong trí nhớ. Sau khi phát hiện ra những “phép thử” đó sai, người giải tiến hành các phép thử khác.

Phương pháp cổ điển Nguyên tắc của phương pháp “Thử và Sai” là tuần tự thử triển khai các giả thuyết, loại bỏ dần các giả thuyết không đúng cho đến khi xác định được giải pháp tốt nhất. Phương pháp này được ứng dụng phổ biến trong cuộc sống khi đối diện với vấn đề mới phát sinh và cả trong nghiên cứu khoa học.

Phương pháp này được thực hiện tuần tự qua một số bước và lặp lại cho đến khi đạt được kết quả mong muốn.
– Bước 1- Thử (Trial): Triển khai thử một giả thuyết được xem là có triển vọng.
– Bước 2- Sai (Error): Sau khi thử triển khai giả thuyết đã chọn mà kết quả thu được không như ý, hay không đạt mục tiêu đề ra, chuyển qua bước tiếp theo.
– Bước 3- Phân tích: Phân tích tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến cái sai.
– Bước 4- Sửa sai: Xây dựng một giả thuyết mới có khả năng đạt được kết quả, tránh những cái sai của giả thuyết trước.
– Bước 5- Lặp lại bước 1, và các bước tiếp theo với giả thuyết mới như một chu kỳ mới cho đến khi đạt được mục tiêu.
Nhược điểm cơ bản của phương pháp này là:
1. Số phép thử và sai có thể nhiều, gây ra lãng phí trí lực, sức lực, phương tiện, thời gian, tốn kém và không thúc đẩy phát huy tư duy đột phá.
2. Các phép thử, cách đánh giá đúng – sai có thể mang tính chủ quan của con người, nhận định “sai”có thể mang tính chủ quan (đôi lúc cái “sai” nếu phát triển tiếp, có thể đi đến lời giải đúng).
3. Sự tồn tại của tính ì tâm lý.Kiến thức và kinh nghiệm riêng của người giải luôn có khuynh hướng đưa người giải đi theo con đường mòn đã hình thành trong quá khứ.
4. Phương pháp Động não


Động não (brainstorming), còn gọi là não công hay tập kích não là một phương pháp dùng để phát triển nhiều giải đáp sáng tạocho một vấn đề. Phương pháp này hoạt động bằng cách nêu các ý tưởng tập trung trên vấn đề, từ đó, rút ra rất nhiều giải pháp căn bản cho nó. Từ động não được đề cập đầu tiên bởi Alex Faickney Osborn năm 1939. Ông đã miêu tả động não như là: “Một kỹ thuật hội ý bao gồm một nhóm người nhằm tìm ra lời giải cho vấn đề đặc trưng bằng cách góp nhặt tất cả ý kiến của nhóm người đó nảy sinh trong cùng một thời gian theo một nguyên tắc nhất định”.
Ngày nay, phương pháp này không nhất thiết phải cần có nhiều người mà một người cũng có thể tiến hành. Tuy nhiên, số lượng người tham gia nhiều sẽ giúp cho phương pháp tìm ra lời giải được nhanh hơn hay toàn diện hơn, nhờ vào nhiều góc nhìn khác nhau bởi các trình độ, trình tự khác nhau của mỗi người. Với phương pháp này, các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng, nhằm tạo ra “cơn lốc” các ý tưởng.Các ý kiến về vấn đề được nêu ra một cách rất phóng khoáng và ngẫu nhiên theo dòng suy nghĩ càng nhiều càng tốt, không giới hạn.
– Xác định vấn đề một cách thật rõ ràng, phải đưa ra được các chuẩn mực cần đạt được. Trong bước này thì vấn đề sẽ được cô lập hoá với môi trường và các yếu tố khác.
– Tập trung vào vấn đề: tránh các ý kiến hay các điều kiện bên ngoài có thể làm lạc hướng buổi làm việc. Trong giai đoạn này người ta thu thập tất cả các ý kiến có liên quan trực tiếp đến vấn đề cần giải quyết (thường có thể tập hợp viết tất cả các ý kiến lên giấy hoặc bảng).
– Không đưa bất kì một bình luận hay phê phán đúng sai gì về các ý kiến trong lúc thu thập. Những ý tưởng thoáng qua trong đầu nếu bị các thành kiến hay phê bình sẽ dể bị gạt bỏ và như thế sẽ làm mất sự huy động tổng lực cuả buổi động não.
– Khuyến khích tinh thần tích cực. Mỗi thành viên đều cố gắng đóng góp và phát triển các ý kiến. Cố gắng đưa ra càng nhiều ý càng tốt về mọi mặt cuả vấn đề, kể cả những ý kiến không thực tiễn hay ý kiến khác thường.
5. Phương pháp DOIT


DOIT – Một Phương pháp Đơn Giản để Sáng Tạo.Phương pháp này được mô tả trong quyển sách “The Art of Creative Thinking” (Nghệ Thuật Tư Duy Sáng Tạo) của Robert W. Olson năm 1980.
DOIT là chữ viết tắt bao gồm:
D – Define Problem (Xác định vấn đề);
O – Open Mind and Apply Creative Techniques (Cởi mở ý tưởng và áp dụng các kỹ thuật sáng tạo);
I – Identify the best Solution (Xác định giải pháp tối ưu);
T- Transform (Chuyển đổi).
Cụ thể hóa các bước thực hiện phương pháp này như sau:
– Xác Định Vấn Đề:
+ Kiểm lại rằng bạn nắm vững vấn đề, không chỉ thấy dấu hiệu của nó. Hãy hỏi lập đi lập lại rằng tại sao vấn đề tồn tại, cho tới khi nào bạn nhận ra cội rể của vấn đề.
+ Hãy nắm rõ các giới hạn biên của vấn đề. Rút ra từ các đối tượng cái mà ta muốn đạt tới và cái gì ràng buộc những hoạt động của ta.
+ Hãy chia nhỏ vấn đề lớn ra thành nhiều cho tới khi tất cả các phần nhỏ đều có thể xác định, kiểm soát được.
– Cởi mở ý tưởng và áp dụng các kỹ thuật sáng tạo:
+ Một khi đã nắm rõ vấn đề cần giải quyết, thì đó là lúc đã có đủ điều kiện để bắt đầu đề xuất ra các lời giải khả dĩ. Hãy chấp nhận tất cả những ý tưởng mới lạ,sáng tạo nảy sinh.
+ Ở giai đoạn này, không cần đánh giá về các ý tưởng được đưa ra (cởi mở ý tưởng). Thay vào đó, hãy cố đưa ra càng nhiều càng tốt các ý kiến khả dụng (và cả những ý có vẻ tồi, nhưng thật ra chúng có thể châm ngòi cho các ý tưởng tốt về sau). Có thể dùng tất cả các phương pháp tư duy đã đề cập trước đây để tìm tất cả các ý tưởng có thể là lời giải đúng cho vấn đề.
Mỗi phương pháp sẽ cho ta những điểm mạnh và những điều lợi ích. Có thể tham vấn nhiều ngươì có nền tảng học vấn, có hiểu biết, và có mức độ thông minh khác nhau cho ý kiến về các lời giải. Mỗi cá nhân khác nhau sẽ có cách tiếp cận khác nhau và cái nhìn khác nhau về cùng một vấn đề, các ý kiến dị biệt, khác thường sẽ góp phần vào quá trình chung
– Xác định giải pháp tối ưu : Trong bước này hãy lựa ra ý tưởng hay nhất trong các ý tưởng đã nêu ra. Thường thì ý tưởng tốt nhất được nhận ra một các hiển nhiên. Nhưng nhiều lúc, một ý kiến tiềm ẩn lại có giá trị khi được xem xét, phát triển chi tiết; và có thể có giá trị hơn những ý kiến đã đề ra, lựa chọn trước đó. Hãy xem xét các giới hạn biên tiềm tàng (trong trường hợp xấu nhất cũng như tốt nhất) có thể xảy ra khi thực thi, áp dụng giải pháp được lựa chọn. Điều chỉnh lại giải pháp nếu cần để giảm nhẹ hết sức hậu quả xấu tiềm tàng và tăng cường tối đa những ảnh hưởng tích cực tiềm năng.
– Chuyển đổi: Sau khi xác định và đưa ra giải pháp cho vấn đề, thì bước cuối cùng là thực hiện giải pháp. Biến nó thành hành động. Bước này không chỉ bao gồm sự phát triển sản phẩm bền vững, mà còn bao gồm cả các mặt khác (như là triển khai và ứng dụng nêú vấn đề có liên quan đến việc nghiên cứu ứng dụng).
Điều này có thể cần nhiều thì giờ và công sức. Có rất nhiều nhà sáng tạo thất bại trong giai đoạn này. Họ sẽ có nhiều vui sướng để sáng chế ra nhiều sản phẩm và dịch vụ mới. Nhưng họ lại thất bại trong việc phát triển, áp dụng chúng.

Mạnh Hùng – P.QLCN&TTCN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *